HƯỚNG DẪN CHO ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH CÁC TÌNH HUỐNG TRONG KINH DOANH HOẶC CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
HƯỚNG DẪN CHO ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH CÁC TÌNH HUỐNG TRONG KINH DOANH HOẶC CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI I. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN: 1. Đăng ký đề tài: đăng ký qua email hoặc trực tiếp trong lớp học cho Giảng viên từ buổi học tuần 5 đến buổi học tuần 6 (chủ đề mà nhóm quan tâm) Lưu ý: Đề tài của các nhóm không được trùng nhau, do vậy nhóm nào đăng ký trước thì sẽ được ưu tiên giữ đề tài nếu trùng. Đề tài không được lấy nguyên xi một bài báo đã được công bố (nếu làm vậy, bị phát hiện sẽ được yêu cầu chọn lại đề tài hoặc chấp nhận với điểm thấp). Nếu GV phát hiện nhóm nào trùng đề tài với các nhóm của khóa trước, GV có thể yêu cầu nhóm đó chọn một đề tài khác. 2. Thời gian thực hiện: từ tuần 5 đến tuần 12 3. Hình thức thực hiện: làm theo nhóm đã đăng ký (từ 5 đến 8 người) 4. Nộp cho giảng viên: (vào tuần 12) - Bản in nội dung bài tập nhóm (xem chi tiết hướng dẫn ở phần nội dung) - Tập tin văn bản (Word file) bài tập nhóm (Qua Email) - Tập tin (Powerpoint slides) trình bày đề tài của nhóm trước lớp (Qua Email) II. HÌNH THỨC CỦA BÀI VIẾT 1. Cấu trúc bài viết gồm các phần sau đây - Trang bìa: Tên trường, tên lớp, tên nhóm (theo số hoặc tự đặt tên), họ và tên các thành viên của nhóm, ngày hoàn thành. - Trang Nhận xét của Giảng viên - Trang Tự đánh giá của nhóm - Phần nội dung chính (xem Phần III, nội dung của bài viết) - Phụ lục, tham khảo (nếu có) 2. Hình thức trình bày: (đối với bản in và bản điện tử) Font chữ: Times New Roman, Cỡ chữ 13, Canh lề hai bên, Đánh số trang ở phần nội dung chính của bài viết. III. NỘI DUNG CỦA BÀI VIẾT (8 – 15 trang) 1. Đặt vấn đề: (gợi ý) trả lời các câu hỏi sau: - Tại sao nhóm chọn đề tài? (Dẫn dắt để cho thấy sự cần thiết của đề tài) - Việc nghiên cứu đề tài mang lại lợi ích gì cho nhóm và cho người đọc đề tài của nhóm? - … 2. Giải quyết vấn đề: (gợi ý) trả lời các câu hỏi sau: - Sử dụng nguồn thông tin nào để hình thành bài toán (vấn đề/cuộc chơi)? (internet, sách báo, phim ảnh, …có trích dẫn). - Sử dụng kiến thức của môn Lý thuyết trò chơi để giải quyết Vấn đề của nhóm như thế nào? Những giả định nào được nhóm đưa ra? Những số liệu có trong bài được lý giải ra sao để thể hiện tính hợp lý của chúng? - ... 3. Kết luận: (gợi ý) - Rút ra bài học cho nhóm dựa trên kết cục của cuộc chơi - Đề xuất một vài ý kiến liên quan đến đề tài IV. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT (Điểm BT nhóm chiếm 30% điểm tổng kết của môn học) • Giảng viên chấm trực tiếp trên bản in của các nhóm nộp (chiếm khoảng 70% điểm BT nhóm). Điểm cá nhân được tính dựa vào tỷ lệ phần trăm công sức đóng góp để hoàn thành bài tập nhóm (xem trang Tự đánh giá giữa các thành viên trong nhóm). • Điểm cộng (30% điểm BT nhóm) cho các phần sau đây: - Đề tài hấp dẫn, mới mẻ - Slides: rõ ràng, sinh động, phản ánh đầy đủ nội dung. - Trình bày, bảo vệ thuyết phục đề tài của nhóm trước lớp. • Nộp trễ 1 tuần (trừ 1 điểm), nộp trễ 2 tuần trở đi (0 điểm). • Đề tài và thành viên nhóm không được thay đổi từ tuần thứ 7. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI PHÂN TÍCH PHIM 1. Chọn Phim: tốt nhất là chọn một trong các bộ phim đã được giới thiệu cho lớp. Nhóm có thể chọn phim (1) Princess Bride, (2) The Good, the Bad and the Ugly, (3) Ransom … (Nếu được, nên tìm một vài bài giới thiệu khác về các phim đó trên mạng, sau đó xem qua phim, rồi hãy chọn, …) Lưu ý: Cấu trúc bài viết cũng tương tự như bài hướng dẫn của GV về Bài tập nhóm phân tích tình huống kinh doanh... Tuy nhiên, về phần nội dung, nhóm cần lưu ý các mục bên dưới đây. 2. Nội dung phân tích phim: • Giới thiệu phim: Phim do ai sản xuất, kịch bản của ai, sản xuất ở nước nào, độ dài của phim, các diễn viên thủ vai chính, các giải thưởng/đánh giá của người xem về nó, chủ đề phim (thuộc: chiến tranh, tâm lý, tình cảm, hành động, …) … • Tóm tắt phim: Kể lại câu chuyện phim sao cho người đọc có thể hình dung và hiểu được nó. • Phân tích phim: Liệt kê các tình huống chiến lược trong phim có liên quan đến Lý thuyết trò chơi (hay có tính chiến lược) theo cảm nhận chủ quan của nhóm hoặc theo các bài giới thiệu khác mà nhóm biết. Từ đó, phân tích các tình huống, tìm hiểu xem tại sao lại xảy ra như vậy, chúng có ý nghĩa gì, mang lại cho ta bài học nào, nếu nhóm là các nhân vật đó thì nhóm có hành xử như vậy không – hay có một cách khác, … • Tình huống chiến lược: Tình huống trong phim như thế nào (mô tả cụ thể), ai tham gia vào tình huống đó (người chơi là ai?), Mỗi người có bao nhiêu chiến lược, họ đã chọn hành động (chiến lược) gì, kết cục của các tình huống đó ra sao, … • … Trên đây là một vài gợi ý, nhóm nên chủ động, sáng tạo để cho bài viết của mình thú vị hơn. Chúc nhóm thành công! Thân mến,
loading...